Hiển thị các bài đăng có nhãn Đau dây thần kinh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đau dây thần kinh. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 30 tháng 8, 2017

Chữa mất ngủ bằng Đông y

Bạn chán ngán cái cảnh cứ mỗi sáng thức giấc lại mệt mỏi, ngáp ngắn ngáp dài đến cơ quan, bạn ám ảnh việc phải lên giường mỗi tối vì bị chứng mất ngủ hoành hành. Các loại thuốc ngủ đủ kiểu nặng nhẹ bạn đều đã thử qua nhưng không có tác dụng triệt để.
Tại sao bạn không thử chữa mất ngủ bằng Đông y. Phương pháp này không chỉ giúp bạn điều trị bệnh triệt để bởi nguyên lý điều trị bệnh từ căn nguyên, mà nó còn tuyệt đối an toàn và không gây tác dụng phụ khi bạn sử dụng.

Đông y quan niệm về bệnh mất ngủ như thế nào?

Theo quan niệm của Đông y thì chứng bệnh mất ngủ là thể thất miên, bất mị, hay bất đắc miên. Đây đều là những thể gây khó ngủ, mất ngủ cho người bệnh. Ngoài ra, các triệu chứng đi kèm bệnh thường là bị đau nhức đầu, tâm sinh lý thay đổi, dễ cáu gắt, hay phiền hà.

Căn nguyên gây bệnh là do các chức năng của các tạng Tâm, Tỳ, Can, Thận đều đã bị suy yếu và không thực hiện được chức năng của mình. Hoặc do ngoại tà xâm nhập và gây bệnh, rối loạn chức năng của các tạng trong nội quan. Chính vì vậy, người bệnh thường cảm thấy tâm thần không ổn và tinh khí bị suy giảm.
Bệnh mất ngủ mà để lâu trở thành mạn tính có thể khiến người bệnh bị suy giảm trí nhớ nghiêm trọng, tập trung kém, bị suy nhược cơ thể và tăng nguy cơ bị đột quỵ, tim mạch.

Các bài thuốc chữa mất ngủ bằng Đông y

  • Bài thuốc trị can khí uất: người bệnh thường hay cáu gắt, dễ thay đổi tâm tính, mất ngủ, ngủ không sâu giấc, đau đầu, chóng mặt.
Bài thuốc gồm: bạch truột, bạc hà, hàng cầm mỗi loại 8g; sài hồ, sinh địa, mạch môn, bán hạ 12g, táo đỏ 3 quả, cam thảo 6g, trần bì 6g. Tất cả đem sắc lên cùng 1 lít nước, đến khi cạn khỏng 300ml thì có thể tắt bếp và để nguội. Chia đều 3 bữa dùng trong ngày.
  • Bài thuốc trị thận âm hư: người bệnh cảm thấy đau nhức, mỏi lưng, buồn bực chân tay, hồi hộp, lo lắng, mất ngủ, ngủ không an giấc, ngủ hay giật mình, mơ ác mộng...
Để trị mất ngủ bằng Đông y với bài thuốc trị thận âm hư gồm: 20g thục địa, 10 g đan bì, 12 g các loại ngưu tất, bạch linh, phục thần, mạch môn, sơn thù, trạch tả... Đem sắc lấy khoảng 3 bát nước và chia đều uống trong ngày.
  • Bài thuốc trị tâm tỳ hư: chứng bệnh này ngoài các biểu hiện mất ngủ, ngủ không đủ giấc thì còn khiến cho người bệnh bị vàng da, ăn uống kém, buồn nôn, nôn... Bài thuốc gồm: 16 g mỗi loại bạch truột và hạt sen, 12g mỗi loại đương quy, mạch ôn, phục thần, thục địa, hoàng kỳ, đẳng sâm, long nhãn, cùng với 4g các loại cam thảo và quế nhục, mộc hương. Đem sắc với 1 lít nước và đun sôi chắt khoảng 3 bát nước thì chia đều uống 3 lần/ngày.
Các bài thuốc chữa mất ngủ bằng Đông y rất tốt, hiệu quả lại an toàn cho sức khỏe. Nhưng do nguyên lý điều trị bệnh phải chữa trị từ căn nguyên nên thời gian trị bệnh sẽ lâu hơn các loại thuốc Tây y thông thường khác. Do vậy, bạn cần phải có thái độ kiên trì và sử dụng thuốc thường xuyên, đúng liều lượng thì thuốc mới cho tác dụng hiệu quả được.

Thứ Hai, 28 tháng 8, 2017

Đau dây thần kinh đầu gối thực chất là bệnh gì?

Đau dây thần kinh đầu gối có đến 90% là do tổn thương ở các bộ phận quanh xương khớp gây ra, phần còn lại là bởi vấn đề trực tiếp của khớp gối.

Đau dây thần kinh đầu gối là do đâu?

Hệ thống dây thần kinh được phân chia và phân bố khắp nơi trên cơ thể. Tại đầu gối, dây thần kinh vận động và dây thần kinh cảm giác có chức năng dẫn truyền hai chiều mệnh lệnh và thông tin qua lại giữa các bộ phận tại đầu gối và cơ quan thần kinh trung ương. Trong đó, cảm giác đau sẽ được mô tả từ dây thần kinh cảm giác. Khi có những biến đổi bất thường tại các bộ phận tại đây, dây thần kinh cảm giác sẽ nhận tín hiệu và truyền về cơ quan chủ quản não bộ hình thành cảm giác đau. Bất kỳ sự chèn ép hay chấn thương trực tiếp nào đối với khu vực cũng sẽ được cảm nhận là chứng đau dây thần kinh đầu gối.
Có thể bạn quan tâm:

Triệu chứng cảm nhận

Có rất nhiều những biểu hiện đi kèm với cảm giác đau nếu vị trí khớp gối có vấn đề. Điều này còn phụ thuộc nhiều vào bộ phận bị tổn thương và mức độ tổn thương. Nhưng thông thường, ta sẽ thấy những cảnh báo sau đây:
  • Đau tại khớp gối là biểu hiện chắc chắn và luôn có.

  • Có thể xuất hiện sưng viêm, nóng đỏ.
  • Cơn đau tăng lên hoặc lan ra các vùng xung quanh như bắp đùi, bắp chân, cả cẳng chân đến bàn chân… khi có những vận động tác động lên khớp gối, ví dụ như bê vác nặng, gập khớp gối, nhảy cao…
  • Có thể kèm theo hiện tượng cứng khớp khó vận động, xoa bóp một lúc sẽ đỡ.
  • Nhiều trường hợp khi vận động khớp gối có phát ra tiếng động lục cục.

Những nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến đau dây thần kinh đầu gối?

Như đã phân loại, bệnh ở khớp gối chủ yếu là do các phần quanh khớp, còn lại là bệnh của khớp xương.

Bệnh của các cấu tạo quanh khớp gối

  • Giãn dây chằng: nếu như dây chằng bị lão hóa, hoặc phải chịu kéo giãn quá nhiều, lặp lại, sự đàn hồi của nó sẽ không thể tốt như ban đầu nữa. Điều đó sẽ dẫn đến khả năng cổ định của khớp bị lung lay, dễ dẫn đến sự sai lệch và chèn ép ra các phần mềm xung quanh.
  • Rách/đứt dây chằng: hiện tượng dây chằng bị rách có thể tự phụ hồi bởi sự nuôi dưỡng từ mạch máu, nhưng hết sức chậm chạp. Còn nếu dây chằng bị đứt, khớp sẽ bị bất động và tạo nên những cơn đau đơn dữ dội.
  • Căng/rách gân: gân là đoạn dẻo dai, chắc chắn nối giữa cơ và khớp, tạo nên những vận động cho chi. Nhưng gân cũng rất dễ bị tổn thương nếu bị nhiễm lạnh đột ngột, vận động mạnh quá sức… Nếu cơn đau không quá dữ dội thì tổn thương gân có thể tự lành lại bình thường, nhưng nếu không chú ý vẫn tiếp tục duy trì những nguyên nhân thì hiện tượng viêm, sưng sẽ tạo nên cơn đau dây thần kinh đầu gối kinh khủng hơn rất nhiều. Và đặc biệt, nếu có nhiều tia rách tại gân, nó sẽ không thể tự phục hồi về trạng thái ban đầu.
  • Viêm gân bánh chè: gân bánh chè nối bánh chè với xương chày. Triệu chứng đau ở đây còn đi kèm với sưng, đỏ và nóng. Đặc biệt hiện tượng này xảy ra phổ biến nhất ở những vận động viên các bộ môn phải nhảy lên: nhảy cao, bóng rổ, bóng chày, thể dục dụng cụ…
  • Vấn đề ở sụn: thoái hóa sụn là nguyên nhân cơ bản phổ biến dẫn đến đau dây thần kinh đầu gối nói riêng, đau khớp gối nói chung. Sự bào mòn hoặc rách sụn sẽ dần khiến hai đầu khớp tiếp xúc cọ xát với nhau theo mỗi vận động. Điều này gây nên những cơn đau nhói buốt. Hơn nữa sụn lại không thể tự hồi phục bằng máu mà chỉ được nhận dinh dưỡng từ dịch khớp, đầu khớp. Điều này dẫn đến tình trạng điều trị bệnh rất khó khăn và tốn thời gian. Nhiều trường hợp phải phẫu thuật thay thế sụn nhân tạo để đảm bảo chức năng vận động trở lại cho khớp gối.

Bệnh của khớp xương gối

  • Viêm khớp mãn tính: đây là căn bệnh điển hình gây nên chứng đau dây thần kinh khớp gối. Chứng viêm này sẽ gây nên những cơn đau, sưng, suy nhược, mà nguyên nhân hầu hết cũng xuất phát từ vấn đề thoái hóa sụn.
  • Một số bệnh lý của xương khớp: loãng xương, thoái hóa…
Đau dây thần kinh khớp gối sẽ được điều trị thông qua kết quat của những nhận biết kèm theo để chẩn đoán, và tiến hành kiểm tra để kết luận. Chứng đau này ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng vận động tạm thời và lâu dài của chi dưới, nhiều trường hợp còn cảnh báo nguy cơ bại liệt cả đời.